Bạn đang tìm Nhan sắc nổi bật của thiếu nữ trong trang phục truyền thống Việt Nam thời xưa hãy để Mover gợi ý cho bạn qua bài viết Nhan sắc nổi bật của thiếu nữ trong trang phục truyền thống Việt Nam thời xưa [mới nhất 2023] nhé.
Trang phục dân tộc tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế: Không dễ tạo dấu ấn
Thứ Sáu, 24/02/2023, 07:31
Trang phục dân tộc luôn là một phần thi quan trọng của các thí sinh tại các đấu trường nhan sắc quốc tế. Làm thế nào để có được thiết kế vừa ấn tượng, thẩm mĩ vừa góp phần giới thiệu, tôn vinh văn hóa dân tộc là trăn trở không dễ trả lời thời gian qua.
- Liệu có “bội thực” cuộc thi nhan sắc
- Làm thế nào để các cuộc thi nhan sắc quốc tế là “kênh”quảng bá văn hóa Việt?
Bộ trang phục gây tranh cãi và việc dừng chân ở top 15 của thí sinh Việt Nam là Thạch Kiêm Mara tại cuộc thi “Mister Global 2022” vừa diễn ra ngày 12/2 tại Thái Lan vừa qua khiến câu chuyện về trang phục dân tộc một lần nữa lại được xới lên. Thời gian qua, dù phần thi này đã được thí sinh và các đơn vị liên quan chú trọng, đầu tư công sức và có nhiều thay đổi tuy nhiên, hiệu quả mang lại còn khá hên – xui.
Thạch Kiêm Mara trong phần thi trang phục dân tộc tại cuộc thi Mister Global 2023.
Được biết, Mister Global là cuộc thi dành cho nam giới được tổ chức thường niên tại Thái Lan với sự tham gia của các thí sinh đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cuộc thi hướng đến việc tôn vinh những người đàn ông có ngoại hình cuốn hút, thái độ sống tích cực, trí thông minh cùng những hoạt động vì cộng đồng.
Sau 2 năm gián đoạn vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, cuộc thi năm 2023 đã tổ chức và đại diện cho Việt Nam lần này là Thạch Kiêm Mara. Anh là người dân tộc Khmer ở Trà Vinh, hiện đang là người mẫu tự do. Trang phục Thạch Kiêm Mara mặc trong phần thi trang phục dân tộc được thiết kế với màu đen chủ đạo. Bộ trang phục được cho là giống trang phục quan lại ngày xưa với áo dài tay, mũ quan, đai và đôi hia màu trắng. Chưa kể, cách đi đứng, thần thái của Thạch Kiêm Mara trong phần thi này cũng thiếu tự tin và có phần gượng gạo.
Với kết quả dừng lại ở top 15, ngay sau cuộc thi, trang phục dân tộc của Thạch Kiêm Mara trở thành đề tài bàn luận trên báo chí cũng như các trang mạng xã hội. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng trang phục này thiếu thẩm mĩ và không cuốn hút. Cư dân mạng còn ví von bộ trang phục khiến anh trông “giống nhân vật Diêm Vương trong phim “Tây Du ký”… Cảm nhận chung là trang phục khá u tối, không tôn vinh được vẻ đẹp khỏe khoắn cũng như không làm bật lên được nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Điều đáng nói là tại cuộc thi này, một số thí sinh Việt Nam từng tham gia và giành được thứ hạng cao như Nguyễn Văn Sơn, Hữu Vi, Thuận Nguyễn… Đặc biệt, Danh Chiếu giành ngôi Á vương 1 tại cuộc thi tổ chức năm 2022. Sau đó, anh được trao Nam vương toàn cầu vì người đương nhiệm bỏ danh hiệu.
Trước những ý kiến của khán giả, nhà thiết kế Sĩ Hoàng, tác giả của bộ trang phục cho biết vì thời gian gấp nên đã chọn trang phục của nhân vật vua trong vở kịch “Khóc giữa trời xanh” cho Thạch Kiêm Mara. Trang phục này lấy cảm hứng từ triều phục hoàng đế thời Lý gồm áo dài Giao Lĩnh, đai, tấm phủ, mũ quyền vân, vòng đeo cổ… Vở diễn này từng nhận Huy chương Vàng tại Liên hoan sân khấu kịch nói Toàn quốc năm 2022. Cũng như trang phục này mang về cho NTK Sĩ Hoàng giải thưởng “Thiết kế trang phục xuất sắc” do Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trao tặng.
Tuy nhiên, rõ ràng, trang phục dân tộc trong một cuộc thi người đẹp có nhiều nét đặc thù riêng, khác biệt với trang phục trong bộ phim hay một vở kịch. Tất nhiên, việc dừng ở top 15 của Thạch Kiêm Mara là kết quả của nhiều phần thi tuy nhiên, phần trình diễn trang phục dân tộc không thành công đã lấy đi của anh khá nhiều lợi thế cạnh tranh. Với các cuộc thi quốc tế thì phần thi trang phục dân tộc là cơ hội để giới thiệu, tôn vinh nét độc đáo trong văn hóa của quốc gia mà thí sinh đại diện. Thông thường, các thiết kế thi trang phục dân tộc thường ưa chuộng sự sáng tạo độc đáo, lạ mắt, làm nổi bật được nét văn hóa dân tộc của đất nước có thí sinh tranh tài.
Trang phục dân tộc trong lịch sử tham dự các cuộc thi nhan sắc quốc tế của các nam thanh nữ tú Việt Nam cũng có nhiều chuyện đáng bàn. Thời gian đầu, phần lớn trang phục dân tộc của các hoa hậu người đẹp xoay quanh chiếc áo dài hay áo mớ ba mớ bảy cùng nón lá, nón thúng quai thao. Sự sáng tạo sẽ bắt đầu từ chất liệu, kiểu dáng, họa tiết, bổ sung thêm những phụ kiện đi kèm như mấn, khăn quấn… Với các cuộc thi dành cho nam giới, lâu nay các trang phục thường lấy ý tưởng thời Hùng Vương – Âu Lạc như cởi trần đóng khố, khoe được vẻ đẹp hình thể khỏe mạnh. Sau này, cùng với sự bùng nổ của các cuộc thi, trang phục dân tộc ghi nhận thêm nhiều sáng tạo độc đáo ở nhiều lĩnh vực
Không thể phủ nhận, một số thiết kế cho thấy sự sáng tạo độc đáo tôn vinh được nét đẹp của văn hóa, con người Việt Nam. Trong số đó, xu hướng thiết kế trang phục dân tộc lấy cảm hứng từ ẩm thực được nhiều nhà thiết kế theo đuổi. Năm 2021, trang phục dân tộc đồng hành cùng người đẹp Kim Duyên tại cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ Thế giới được lấy cảm hứng từ món bánh Tét lá cẩm nổi tiếng ở Cần Thơ. Xu hướng này còn thể hiện trong bộ trang phục “Café phin sữa đá” của Trần Nguyễn Minh Đức. Người mẫu Hoàng Thùy đã chọn thiết kế này để tranh tài tại Hoa hậu Hoàn vũ 2019. Tương tự, bộ trang phục lấy cảm hứng từ món bánh mì đường phố có tên “Bánh Mì” của nhà thiết kế Phạm Phước Điền đã cùng H’Hen Niê đến với cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018.
Một số trang phục dân tộc của thí sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn với Ban giám khảo và khán giả. Trước đây, vào năm 2014, trang phục dân tộc có tên “Áo dài Cửu Long” của NTK Tuấn Hải mà Cao Thùy Linh mang đến cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ đã nhận được giải thưởng “Trang phục đẹp nhất”. Trang phục được thiết kế đẹp mắt với sự quy tụ những họa tiết độc đáo như rồng, trống đồng, hoa văn cung đình với kỹ thuật thêu tay tỉ mỉ. Bộ trang phục cách tân từ áo tứ thân của phụ nữ Bắc bộ xưa đã giúp Nguyễn Thị Loan lọt vào Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất tại Hoa hậu Hoàn vũ 2016.
Bộ trang phục của Nguyễn Trần Huyền My tại cuộc thi Hoa hậu hòa bình quốc tế năm 2017 lấy cảm hứng từ hoa văn và nghệ thuật cung đình Huế đã lọt Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất. Trang phục “Ngũ Phụng Tề Phi” của Á hậu Phương Nga tại Hoa hậu hoàn vũ 2018 cũng thuộc Top 12 trang phục dân tộc đẹp nhất. Mới đây, tranh phục “Thiên thần” với hình tượng chiến binh xanh trong trang phục bảo hộ chống COVID-19 đã góp phần mang đến cho Nguyễn Thúc Thùy Tiên danh hiệu Hoa hậu Hòa bình Thế giới trên đất Thái Lan…
Tuy nhiên, bên cạnh một số trang phục cho thấy sự sáng tạo đầy thẩm mĩ của các nhà thiết kế, góp phần thể hiện vẻ đẹp ngoại hình cũng như chuyển tải thông điệp văn hóa đặc sắc thì vẫn có những bộ trang phục khiến dư luận tranh luận không ngớt. Đặc biệt, những tranh phục lấy ý tưởng từ các món ăn như phở, bún mắm, bánh tráng trộn, hủ tiếu… Ý tưởng đặc biệt, độc đáo nhưng hiện thực hóa thành trang phục có mang tính thẩm mĩ hay không lại là câu chuyện khác. Bộ trang phục lấy ý tưởng từ bánh mì, bánh tét… vẫn nhận những quan điểm khác nhau từ phía công chúng. Nhiều người cho rằng, những trang phục này không đẹp mắt.
Trang phục dân tộc với ý tưởng từ Chiếu Cà Mau của nhà thiết kế Nguyễn Quốc Việt.
Mới đây, trang phục với tên gọi “Chiếu Cà Mau” của NTK Nguyễn Quốc Việt đã đồng hành cùng Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham dự thế giới 2022. Trang phục nặng 15kg với phom dáng dài. Phía ngoài gồm những tấm chiếu bằng cói chồng lên nhau tạo thành khối trang phục. Ngoài ra, để tạo điểm nhấn và bắt sáng, các họa tiết được đính trên chiếu bằng các hạt cườm. Mặc dù nhìn khá bắt mắt nhưng vẫn có ý kiến cho rằng văn hóa người Việt kiêng lấy chiếu làm áo.
Thời gian qua, đã có những phác thảo trang phục dân tộc bị cho là phản cảm khi lấy ý tưởng từ bàn thờ gia tiên (mẫu phác thảo tìm kiếm trang phục truyền thống cho Hoàng Thùy dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2019). Hoặc không đặc thù cho văn hóa Việt Nam như lấy biểu tượng hoa dâm bụt. Nhiều trang phục quá ôm đồm trong thông điệp thể hiện nên rơi vào tình trạng rối rắm, thiếu điểm nhấn. Điều này khiến trang phục dân tộc của nhiều thí sinh Việt khuất lẫn, không tạo được sức hút riêng.
Một điều dễ nhận thấy khi chiêm ngưỡng những bộ trang phục dân tộc của những người đẹp trên thế giới được đánh giá cao đều là những thiết kế mà người xem có thể nhanh chóng nhận diện đó là trang phục của đất nước nào. Cùng với sự độc đáo từ chất liệu tới kiểu dáng, sự hài hòa trong tổng thể, những trang phục đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật. Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đa dạng, độc đáo. Tuy nhiên, để cụ thể hóa ở một bộ trang phục mà các thí sinh mang chuông đi đấm xứ người rất cần đến tài năng, sự tâm huyết và hiểu biết sâu sắc của mỗi nhà thiết kế.
Tuấn Phong
cuộc thi nhan sắc tôn vinh Trang phục dân tộc
Facebook Twitter Bản in E-mail Theo dõi trên News Quay lại
Tìm hiểu trang phục cưới truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ
Từ trước đến nay, lễ cưới được xem là ngày trọng đại nhất của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Vì vậy, người ta hay có câu “cả đời người mới cưới một lần” nhằm ngụ ý về tầm quan trọng của sự kiện này để chuẩn bị thật chu toàn, kỹ lưỡng. Trong đó, trang phục cưới được xem là một trong các yếu tố mà cô dâu chú rể quan tâm nhất. Hôm nay, mời bạn cùng poxi.vn nhìn lại lịch sử phát triển của trang phục cưới truyền thống Việt Nam để khám phá thêm những nét văn hóa độc đáo của dân tộc!
Trang phục cưới Việt Nam theo dòng lịch sử
Tầm quan trọng của trang phục ngày cưới ở Việt Nam?
Nhắc đến lễ cưới, ai cũng mong muốn sự kiện trọng đại này chỉ xảy ra một lần trong đời bởi điều này chứng minh rằng, bạn đã có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc,êm ấm, không có bất kỳ sự đổ vỡ nào xảy ra. Do đó, ở bữa tiệc cuộc đời, ai cũng mong muốn mình thật xinh đẹp, lộng lẫy trước mặt họ hàng, bạn bè 2 bên và cùng lưu giữ những tấm ảnh đẹp.
Ngày bạn khoác lên mình chiếc áo cưới, cuộc đời bạn đã bước sang một trang mới. Không còn độc thân tự do như trước, cũng không còn là những đứa con bé bỏng của ba mẹ, bạn đã thực sự làm chủ một gia đình nhỏ với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với những người bạn yêu thương. Vì vậy, trang phục cưới không đơn giản chỉ để giúp cô dân chú rể tỏa sáng mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng hơn cả!
Trang phục cưới truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ
Trang phục cưới của người Việt thời vua Hùng
Thời Hùng Vương, hay được biết đến là thời đại Âu Lạc, là một trong những giai đoạn có nền văn hóa đặc sắc nhất nước ta. Để hình dung được trang phục của thời đại ấy, bạn có thể căn cứ các chi tiết được thể hiện trên trống đồng cũng như những cổ vật khác. Theo đó, đàn ông sẽ cởi trần đóng khố, đàn bà sẽ mặc áo yếm dệt họa tiết chim muông, cây cỏ,…
Trang phục cưới Việt Nam thời vua Hùng rất chỉnh chu và lộng lẫy. Theo truyền thuyết, trong đám cưới của con gái Hùng Vương thứ 18, cô dâu – Mị Nương đã mặc chiếc áo yếm đỏ dệt hoa văn sắc sảo cùng chiếc đầm dài, đầu đội nón biểu tượng chim hạc. Chú rể – Sơn Tinh cởi trần hay mặc chiếc áo lệch 1 bên vai làm từ lông thú nhằm tôn lên sức mạnh khỏe khoắn. Bộ áo cưới này cũng được xem là lễ phục trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc lúc bây giờ.
Trang phục cưới Việt Nam trong thời phong kiến nhà Nguyễn
Trang phục cưới thời nhà Nguyễn được xem là lộng lẫy nhất lịch sử. Các vị công chúa đầu đội mũ ngũ phượng (mũ có đính 5 con phượng hoàng bằng vàng, ở giữa điểm thêm bông hoa màu đỏ, 2 bên mũ có dây tua được làm bằng trân châu và pha lê), mặc áo bào thêu hoa và chim phượng hoàng cùng với chiếc giày màu đỏ. Vì vậy, bạn có thể hình dung nền văn hóa nước ta thời kì đó hầu như được gắn liền với ý nghĩa của loài chim phượng hoàng!
Áo cưới cổ trang Việt Nam thời Nguyễn
Trang phục cưới của Việt Nam trong những năm 1920 – 1930
Những năm đầu giai đoạn này, các cô dâu thành thị miền Bắc thường mặc áo cài vạt, bên ngoài khoác áo the thâm, lấp ló bên trong chiếc áo màu hồng hoặc xanh cùng với mặc quần lĩnh. Thêm vào đó, chân sẽ đi giày thêu hạt cườm, cổ quấn khăn và điểm thêm đôi hoa tai bèo.
Với chú rể, trang phục cũng khá đơn giản: bên trong mặc áo dài màu trắng trơn, bên ngoài là áo dài the thâm hoặc sa tanh, đầu đội khăn, chân đi giày Gia định.
Tuy nhiên ở những năm về sau trong giai đoạn này, các cô dâu xuất thân từ gia đình giàu có lại có sự thay đổi về trang phục cưới. Chiếc áo the thâm thay bằng áo thụng màu cam hay đỏ, thêu thêm họa tiết rồng phượng, mặc quần trắng đi giày vân hài, đầu đội khăn vành dây bằng nhiễu (hay thường gọi là cách đội khăn “Hoàng Hậu”).
Trang phục cưới người Việt từ năm 1954
Sau thời kỳ Pháp thuộc, áo cưới truyền thống Việt Nam cũng trở nên đơn giản hơn bắt nguồn từ nhận thức cũng như hoàn cảnh lịch sử lúc này (đất nước bị chia cắt). Các cô dâu thành thị thường diện áo dài trắng hay màu nhạt, mặc quần trắng cùng với đi giày cao gót. Còn với chú rể, bộ trang phục cưới sẽ bao gồm áo comple, giày tây và thắt thêm caravat. Ngoài ra, cũng từ thời kì này, hoa cưới cầm tay cô dâu cũng bắt đầu xuất hiện để tô điểm sắc màu cho lễ cưới.
Áo cưới Việt Nam sau 1954
Trang phục cưới của Việt Nam từ sau năm 1975
Sau 1975, đất nước ta đã được thống nhất các miền và tiến hành mở rộng giao lưu với các nước. Vì vậy, những năm đầu thập niên 1980, các mốt thời trang Châu Âu cũng du nhập vào nước ta làm cho trang phục cưới cũng trở nên hiện đại.
Trong đám cưới của mình, cô dâu thường mặc váy liền có màu trắng hoặc vàng, thiết kế thêm các nếp gấp hay chiết ở ngực, tay và eo kết hợp với đôi giày cao gót trắng và chiếc găng tay voan mỏng. Thêm vào đó, vẻ đẹp cũng cô dâu còn được tôn lên nhờ những chuỗi trang sức kim cương hoặc đá và kiểu tóc phi dê thịnh hành lúc bấy giờ.
Chú rể cũng không kém cạnh cô dâu khi diện áo comple màu be trơn hoặc họa tiết caro, thắt caravat, đi giày da rất lịch sự và sang trọng.
Áo cưới truyền thống Việt Nam sau 1975
Trang phục áo cưới Việt Nam thập niên 80 đến nay
Theo dòng chảy phát triển của trang phục cưới dân tộc, áo cưới Việt Nam thập niên 80 đến nay lại có xu hướng quay về truyền thống với việc sử dụng phổ biến chiếc dài áo cổ truyền, tuy nhiên nó sẽ được cách tân để thêm phần mới mẻ và nữ tính cho các cô dâu.
-
Áo dài Hoàng Hậu: áo có cổ đứng, tay thụng, ôm sát cơ thể với gam màu đỏ là chủ yếu. Cùng với đó, cô dâu sẽ đội thêm khăn vành, ngực cài hoa, đi giày màu trắng và lựa chọn tone trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên sẽ giúp cho cô dâu nổi bật hơn rất nhiều.
Áo dài cưới hoàng hậu
-
Áo dài thường: thường lựa chọn vải có tone sáng, kiểu áo này được may ôm sát cơ thể, tay loe, vạt áo dài đến ống chân. Kết hợp với nó là mái tóc xõa tự nhiên hoặc được tết phồng để tăng thêm sự ngọt ngào, nữ tính.
Trang phục cưới Việt Nam thời hiện đại
Trang phục cưới của một số dân tộc Việt Nam
Cùng với sự phát triển thời trang áo cưới của đất nước, trang phục ngày trọng đại của các cô dâu chú rể người dân tộc thiểu số cũng rất nổi bật và mang nhiều nét đặc trưng riêng. Cùng xem ngay bên dưới nhé!
Trang phục cưới của dân tộc Tày
Trong ngày cưới của mình, đôi uyên ương người Tày thường diện trang phục rất đơn giản nhưng không kém phần duyên dáng. Chúng thường được may bằng vải bông hoặc lụa mềm, sử dụng tone chàm, đen làm chủ đạo.
Trang phục cưới truyền thống của người Tày
Trang phục cưới truyền thống của người Dao
Nếu bạn đã có dịp tham dự đám cưới của người Dao thì chắc chắn rằng sẽ không bao giờ quên được bộ lễ phục của họ. Đồ cưới của cả cô dâu và chú rể thường lựa chọn màu đỏ làm chủ đạo với ý nghĩa mang lại sự ấm nó, hạnh phúc và may mắn cho mọi người.
Cô dâu và chú rể người Dao
Trang phục cưới của dân tộc H’mông
Trang phục cưới của dân tộc H’mông được may rất kỳ công và tỉ mỉ với màu sắc sặc sỡ sẽ giúp cô dâu và chú rể trở nên nổi bật giữa họ hàng và người dân của buôn làng.
Đặc sắc trang phục cưới Việt Nam của người H’mông
Trang phục cưới của người Mường
Trong ngày cưới, cô dâu Mường thường mặc áo ngắn, ống tay dài cùng với chiếc áo yếm bên trong giúp tôn lên nét đẹp đằm thắm, mặn mà của thiếu nữ tuổi đôi mươi.
Áo cưới cô dâu Mường
Từ xưa đến nay, trải qua nhiều biến động lịch sử, trang phục cưới truyền thống Việt Nam cũng đã có nhiều sự thay đổi. Ở mỗi giai đoạn, các cô dâu chú rể sẽ khoác lên mình những bộ trang phục cưới khác nhau, nhưng chung quy lại chúng đều được hình thành từ văn hóa và lịch sử dân tộc. Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập và phát triển, dù trang phục cưới đã được cách tân nhiều những vẫn giữ được form dáng truyền thống giúp tôn lên nét đẹp khỏe khoắn của con người Việt Nam.
>>> Xem ngay: Váy dự tiệc giá rẻ